0
Kỳ thi cuối cấp, đặc biệt là thi Đại học trở thành những thử thách lớn nhất trong đời học sinh. Thời gian chuẩn bị thi cử, đa phần các sĩ tử phải đối mặt với cường độ học tập cao, lịch học dày đặc và áp lực điểm số... Các áp lực này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và sức khỏe của không ít sĩ tử. Ba mẹ quan tâm, lo lắng cho con nhưng giai đoạn này các em thường có những biểu hiện tâm lý khó khăn làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ con cái trở nên căng thẳng hơn. Đôi lúc, các bậc phụ huynh lại bối rối không biết nên quan tâm con như thế nào là vừa phù hợp, vừa khoa học, hỗ trợ được cho con mà không gây áp lực về mặt tâm lý cho con?

Những biểu hiện tâm lý bất thường
Hồng Nhung học sinh lớp 12 (Đồng Nai) có biểu hiện tâm lý khác thường như lo lắng, lười ăn, ít ngủ, đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng... khi bước vào tháng cuối của năm học 12. Chị Huyền - mẹ của Nhung lo lắng cho con nên thường xuyên hỏi han chuyện học hành ở lớp, ở trường để thể hiện sự chăm sóc, quan tâm. Nhưng ngược lại, Nhung bắt đầu có biểu hiện nói trống không, trả lời qua loa hoặc xua tay không nói chuyện rồi ôm cặp đóng cửa phòng một mình.
Cũng giống như Hồng Nhung, ngày thi càng đến gần, Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) càng lo lắng nhiều hơn. Ba Hùng mỗi lần đón con lại thấy dáng đi lững thững từ cổng trường bước ra, gương mặt thì hốc hác. Ba Hùng hỏi chuyện học hành, bạn bè thì em nổi giận không nói chuyện trên cả suốt tuyến đường về nhà. Thức khuya, dậy sớm và học bài với cường độ cao đã làm cho cơ thể các em mệt mỏi, tiều tụy hơn trước và càng tiền tụy hơn trong những ngày thi đang đến gần. Ba mẹ của Nhung lẫn Hùng bối rối, hỏi han không được, nói chuyện với con cũng không trọn vẹn.
Câu hỏi: “Làm cách nào giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn và thách thức này” trở thành câu hỏi khó của nhiều bậc cha mẹ…
Các nguyên nhân của tâm lý không ổn định
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trạng thái thờ ơ, “bất cần”, nóng nảy với các mối quan hệ xung quanh, mà đặc biệt là với phụ huynh trong giai đoạn này. Nguyên nhân phổ biến nhất chính là áp lực tâm lý về mặt thi cử ở chính bản thân các em hoặc áp lực ấy xuất phát từ kỳ vọng, từ áp lực gia đình. Khi càng nhận được sự quan tâm của ba mẹ các em càng cảm thấy nặng nề hơn.
hinh1
Áp lực thành công, kỳ vọng từ gia đình sẽ khiến một số học sinh có các biểu hiện tâm lý bất thường
Thêm vào đó, tâm lý tuổi đang trưởng thành thường không muốn bị kiểm soát bởi người lớn. Các em muốn được tự do, được tự thể hiện và tự quyết định với các vấn đề của bản thân. Cộng với sự căng thẳng, mệt mỏi trí óc do cường độ học hành, ôn tập tăng lên khiến các em có những phản ứng và cách cảm nhận không tích cực về sự chăm sóc của ba mẹ.
Ba mẹ cần làm gì để giúp con thoải mái?
Sự quan tâm của phụ huynh ở giai đoạn này cần hết sức khéo léo và tế nhị đi kèm với sự đồng cảm trạng thái tâm lý bất thường của con. Động viên con nhẹ nhàng thay vì trực tiếp hỏi con và sau đó phản ứng tiêu cực lại với phản ứng của con. Trò chuyện, tâm sự, vui đùa với con ở những khoảng thời gian giải trí, vào ngày nghỉ để trẻ tiếp nhận thông tin, cảm xúc một cách tích cực hơn.
GettyImages 2
Trò chuyện thân mật, động viên con đúng lúc sẽ giúp con thoải mái và tự tin hơn
Hiệu quả nhất là hãy dùng hành động thay cho lời nói. Trẻ có thể quan sát và cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ phụ huynh qua các hành động hàng ngày mà nhất là việc chăm sóc tinh thần, sức khỏe cho con. Trong đó, một phần không thể thiếu là việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con là điều cực kỳ quan trọng vì trong thời gian ôn thi, học tập với cường độ cao, cơ thể các em tiêu hao nhiều năng lượng.
Để đảm bảo bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cho sĩ tử trong mùa thi mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập, nghỉ ngơi, phụ huynh cần chú ý chất lượng của buổi ăn. Đặc biệt, có thể cho con uống bổ sung dinh dưỡng tăng cường cho não thông qua nước cốt gà Brand’s sẽ giúp tăng cường hoạt động của trí não, làm đầu óc tỉnh táo, không bị buồn ngủ và giảm sự kém tập trung, giảm trí nhớ có thể xuất hiện do áp lực và sự căng thẳng tâm lý.

Đó chính là sự quan tâm có “đầu tư” thích đáng và “đúng điểm rơi”.

Đăng nhận xét

 
Top